[2018] Prolactin cao có nguy hiểm không, Prolactin cao có thể chữa?

5/5 - (1 bình chọn)

Nguyên nhân Prolactin cao, prolactin cao có nguy hiểm không, prolactin cao nên ăn gì, prolactin cao có chữa khỏi được không. Cách điều trị prolactin cao, kinh nghiệm chị em bị prolactin cao, prolactin cao uống thuốc gì, prolactin cao ở nam, prolactin cao có khả năng sinh con được không, u tuyến yên có thai được không

Bài viết sẽ cung cấp thông tin đầy đủ nhất về prolactin, bệnh prolactin cao giúp chị em hiểu rõ hơn về nguy cơ cũng như cơ hội chữa khỏi, tăng khả năng mang thai.

Prolactin là gì

Prolactin là một hormon nội sinh được tiết ra từ tuyến yên, prolactin đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tiết sữa ở phụ nữ mang thai và trong thời kỳ cho con bú.

Prolactin đóng một vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa, điều hòa hệ miễn dịch và phát triển tuyến tụy.

Prolactin cao trong máu là bệnh lý nội tiết thường gặp do rối loạn trục dưới đồi-tuyến yên.

Bệnh cũng có thể gặp trên nam giới, nhưng thường tỷ lệ mắc trên nữ cao hơn.

Tần suất cường prolactin máu chung của người lớn là 0,4%, nếu tính về bệnh hệ sinh dục nữ thì khá cao từ 9-17%.

Prolactin hormon được sản xuất từ u tuyến yên

Nguyên nhân gây tăng prolactin cao trong máu

Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây prolactin cao trong máu đó là

Nhóm nguyên nhân bệnh lý

U tuyến yên:

  • Là bệnh lý hay gặp nhất gây prolactin cao chiếm khoảng 30% số ca mắc phải. Các u tuyến yên gây chèn ép, ngăn cản Dopamin từ vùng dưới đồi xuống làm giảm khả năng ức chế tiết prolactin.
  • 25% các U tuyến yên tiết GH có thể làm tăng tiết prolactin.
  • Suy tuyến giáp
  • Bệnh lý tự miễn của tuyến yên gây tẩm nhuận lympho bào cũng có thể gây cường prolactin máu. Tiêu biểu của dạng này là viêm tuyến yên lympho bào (lymphocytic hypophysitis) ở phụ nữ tuổi sinh đẻ.

Nhóm nguyên nhân sinh lý học

  • Kích thích vú, xoa bóp nắn vú, phẫu thuật nâng ngực, mặc áo lót ngực quá chật
  • Vận động thể thao nhiều, ngủ nhiều
  • Trầm cảm

Nhóm nguyên nhân dược lý học

Do sử dụng các loại thuốc

  • Thuốc chống trầm cảm, thuốc tâm thần (anti-psychotics)
  • Thuốc huyết áp
  • Thuốc cây cỏ (herbs): fenugreek, fennel seeds, red clover.

Có đến 1/3 số trường hợp cường prolactin máu không tìm ra nguyên nhân

Prolactin cao có nguy hiểm không?

Prolactin cao không hề nguy hiểm nếu được phát hiện sớm

Những dấu hiệu cảnh báo tình trạng Prolactin cao

  • Tiết sữa với tần suất từ 30 đến 80%,
  • tuy nhiên cũng có bệnh nhân có prolactin máu rất cao (trên 100ng/mL (2000mU/L), bình thường nồng độ prolactin máu dưới 18ng/mL(360mU/L) ) nhưng lại không bị tiết sữa.
  •  Rối loạn kinh nguyệt, hầu hết khi đã có các biểu hiện như kinh ít, mất kinh, thông kinh vô sinh hiếm muộn thì nồng độ prolactin cao vượt ngưỡng cho phép.
  • Giảm nồng độ hormon estrogen trong máu, âm đạo khô rát, giảm libido, hiện tượng loãng xương xuất hiện…
  • Ở nam giới có thể biểu hiện những triệu chứng như vú lớn, giảm libido, rối loạn cương dương.
  • Ngoài ra còn có những biểu hiện như : đau đầu, buồn nôn, buồn ói, rối loạn thị giác, suy tuyến giáp.

Bảng chỉ số Prolactin bình thường trên nữ giới.

Chỉ số bình thường      ng/ml         µIU/ml         mIU/l
Phụ nữ không mang thai       2-29     42,4-614,8    42,4-614,8
Phụ nữ mang thai và cho con bú     10-209      212-4430,8    212-4430,8
Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ prolactin nên làm lúc 11h và nhịn ăn sáng

Nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu trên cần nên tới trung tâm y tế hoặc bệnh viện kiểm tra nồng độ Prolactin trong máu. Cần phát hiện sớm để điều trị prolactin cao hiệu quả nhất.

Prolactin cao không hề nguy hiểm nếu được phát hiện sớm.

Cần kiểm tra định kỳ và sử dụng thuốc điều trị hàng tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Prolactin cao có chữa được không

Bệnh Prolactin cao hoàn toàn có thể chữa được nếu bạn được khám và phát hiện sớm.

Trước hết để chuẩn đoán Prolactin cao bạn cần phải làm xét nghiệm máu.

Xét nghiệm prolactin có thể được sử dụng cùng với một số xét nghiệm về nội tiết tố (hormone) khác để:

Xác định các nguyên nhân gây ra sản xuất sữa trong trường hợp bạn không mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú.

Chẩn đoán nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố hoặc vô sinh ở phụ nữ.

Chẩn đoán nguyên nhân của vô sinh và rối loạn chức năng cương dương ở nam giới.

Phát hiện, chẩn đoán, đánh giá hiệu quả điều trị và phát hiện sự tái phát của khối u sản xuất thừa prolactin (prolactinomas) ở cả nam và nữ.

Đánh giá chức năng thùy trước tuyến yên hoặc các rối loạn tuyến yên khác ở cả nam và nữ.

Thông số ý nghĩa lâm sàng

Mức độ prolactin trong điều kiện sinh lý bình thường:

Ở phụ nữ không mang thai và cho con bú nồng độ Prolactin trong máu 127-637 µU/mL.

Nồng độ prolactin cao ở phụ nữ có thai là 200 – 4500 µU/mL và ở phụ nữ mãn kinh là 30-430 µU/mL; còn ở nam giới bình thường là 98 – 456 µU/mL.

Nồng độ prolactin máu thay đổi rõ rệt trong một ngày, prolactin cao nhất trong khi ngủ và đạt đỉnh cao nhất vào buổi sáng.

Prolactin trong máu có thời gian bán hủy sinh học chỉ là khoảng 20-30 phút. Vì vậy, thời điểm lấy máu để xét nghiệm prolactin tốt  nhất là khoảng 3-4 giờ sau khi thức dậy.

Nồng độ prolactin trong máu tăng lên trong một số tình trạng sinh lý bình thường như: sau bữa ăn nhiều thịt, sau quan hệ, xoa bóp kích thích núm vú, sau khi vận động mạnh, trầm cảm.

Ở phụ nữ mang thai và cho con bú, mức độ prolactin trong máu tăng một cách sinh lý.

Sự tăng mức độ prolactin bệnh lý:

Sự tăng prolactin máu (hyperprolactinaemia) có thể được thấy trong nhiều bệnh lý sau:

xuất hiện khối U trong tuyến yên

Khi bệnh nhân có sự giảm hormon estrogen máu, hiếm muộn nguyên nhân không rụng trứng, rối loạn kinh nguyêt ( vô kinh, kinh ít, đau rát âm đạo ) tiết sữa bất ngờ và mất ham muốn tình dục ở phụ nữ;

Rối loạn chức năng cương dương và mất ham muốn tình dục ở nam giới. Khi rối loạn ăn uống do chán ăn tâm thần

Khi có bệnh tuyến yên hoặc vùng dưới đồi (hypothalamus)

Khi suy giáp

Bệnh thận

Bệnh gan

Hội chứng buồng trứng đa nang

Các khối u và các bệnh khác của tuyến yên

Ngoài ra, sự căng thẳng (stress) do bệnh tật, chấn thương thành ngực, co giật, ung thư phổi hoặc sử dụng cần sa cũng có thể gây tăng vừa phải mức độ prolactin.

Một số thuốc cũng có thể gây ra sự tăng cao prolactin gồm Estrogen, thuốc kích thích thần kinh trung ương, các thuốc điều trị tăng huyết áp

 Sự giảm mức độ prolactin bệnh lý:

Nồng độ prolactin máu giảm gặp trong rối loạn chức năng buồng trứng ở phụ nữ

Hội chứng trao đổi chất, hay lo lắng,

Rối loạn chức năng cương dương, xuất tinh sớm, số lượng tinh trùng giảm, chất lượng tinh trùng, giảm chức năng túi tinh và suy giảm anhydrogen (hypoandrogenism) ở nam giới.

Nồng độ prolactin máu bình thường có thể cải thiện được chất lượng tinh trùng cho nam giới

Mức độ prolactin thấp dưới mức bình thường có thể là biểu hiện của suy tuyến yên.

Sử dụng 1 số loại thuốc có thể gây ra nồng độ prolactin máu giảm như dopamine, levodopa hoặc các dẫn xuất alkaloid nấm cựa gà.

Prolactin là gì, bao nhiêu là cao, tham khảo Tại Đây.

Điều trị prolactin cao như thế nào

Có nhiều nguyên nhân gây Prolactin cao, vì vậy bạn cần biết rõ nguyên nhân gây prolactin máu cao của mình là gì để có phương pháp điều trị.

Cần có sự tư vấn của bác sĩ khi bạn đang sử dụng Estrogen, thuốc kích thích thần kinh trung ương, các thuốc điều trị tăng huyết áp cùng với thuốc điều trị Prolactin cao.

Các bệnh nhân tăng prolactin máu không do thuốc hoặc suy giáp hoặc có thai cần được chụp MRI tuyến yên.

Điều trị Prolactin cao bằng các thuốc chủ vận Dopamin

Đây là chỉ định đầu tay trong điều trị prolactin cao

Các thuốc chủ vận dopamin có tác dụng ức chế sản xuất prolactin như bromocriptine hoặc cabergoline.

Hoạt chất cabergoline có hiệu quả điều trị tốt nhất ( thuốc dostinex 0.5mg ) khuyến cáo sử dụng liều 0.5mg/ 2 lần/ tuần để điều trị prolactin cao

Hoạt chất cabergoline hiệu quả giảm prolactin cao với khối u tuyến yên còn bé.

Thuốc Dostinex Cabergoline 0,5mg điều trị prolactin cao hiệu quả tốt

>>> Tham khảo ngay chỉ định, cách sử dụng thuốc Dostinex 0.5mg

Việc điều trị làm giảm nồng độ prolactin có khả năng phục hồi khả năng sinh sản. tăng khả năng sinh con trên nữ giới.

Các loại thuốc này có thể được sử dụng kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Nên uống Thuốc đồng vận Dopamin vào trước lúc đi ngủ để hạn chế các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt và tụt huyết áp tư thế.

Các triệu chứng này thường giảm khi giảm liều thuốc hoặc sau một thời gian dùng thuốc.

Rất hiếm khi xảy ra chứng đỏ đầu chi. Có thể gặp tác dụng phụ gây thay đôi tâm thần, nó không liên quan đến liều dùng và chi mất đi sau khi ngừng thuốc vài tuần.

Có trên 90% các bệnh nhân u tuyến yên tiết prolactin cao được điều trị bằng chất đồng vận dopamin giảm 10% hoặc ít hơn nồng độ prolactin so với mức trước điều trị.

Có 67% bệnh nhân được điều trị đạt mức prolactin bình thường.

Hiệu quả điều trị nhỏ U tuyến yên đạt được khi duy trì dùng thuốc và đạt tối đa làm nhỏ U sau 1 năm.

Gần 50% các bệnh nhân kể cả bệnh nhân có U rất to giảm kích thước u tới 50%.

Điều trị phẫu thuât

Mổ nội soi U tuyến yên tai bv xanh phôn

Phẫu thuật cắt khối U nếu khối u lớn các thuốc chứa hoạt chất bromocriptine hoặc cabergoline không còn đáp ứng. Bạn cần đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện uy tín để phẫu thuật đảm bảo an toàn hiệu quả.

Điều trị tia xạ trị

Được chỉ định điều trị prolactin cao khi 2 phương pháp trên không đạt hiệu quả.

Đối với bệnh nhân không thể phẫu thuật được, thì điều trị ngoại khoa bằng dao Gamma là một chọn lựa.

Việc điều trị này bao gồm cả chụp CT hoặc MRI để giúp bác sĩ phẫu thuật hướng nhiều tia phóng xạ nhỏ từ nhiều góc khác nhau qui tụ về khối u làm cho nó co lại và triệt tiêu nó.

Phẫu thuật phóng xạ có thể được áp dụng để hỗ trợ khi tiến hành phẫu thuật ở những vị trí mà việc cắt bỏ hoàn toàn khối u không thể thực hiện được.

Xạ phẫu bằng dao gamma quay có tỉ lệ biến chứng thấp, thời gian điều trị nhanh, không cần gây mê, bệnh nhân xuất viện sớm, kết quả điều trị cao

Có thể sử dụng các thuốc chủ vận dopamin trong quá trình xạ trị.

Hình ảnh chụp CT xạ trị u tuyến yên
Xạ phẫu Gama điều trị U tuyến yên lớn bệnh nhân không can thiệp bằng phẫu thuật

Prolactin cao có thai được không

Prolactin cao sẽ dẫn đến rối loạn sự rụng trứng, thậm chí là không rụng trứng, vô kinh,…ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mang thai.

Bạn cần khám và điệu trị ngay để tăng khả năng mang thai.

Prolactin cao nếu được điều trị sớm tăng khả năng thụ thai trên nữ giới.

Khi nồng độ Prolactin của bạn đã trở về bình thường nhưng vẫn ko có khả năng thụ thai thì phương pháp thụ tinh ống nghiệm cần được nghĩ tới.

Tuy nhiên theo nguyên tắc khi bạn khám vô sinh hiếm muộn cần khám cả vợ chồng.

Nếu nồng độ Prolactin của bạn đã trở về bình thường mà vẫn không thụ thai thì có thể nguyên nhân tới từ chồng.

Cần khám cụ thể cả vợ chồng trước khi làm thụ tinh ống nghiệm. Nhiều khi nguyên nhân có thể đến từ nam giới do chất lượng tinh trùng kém chất lượng khó thụ thai.

>Bạn có thể tham khảo một số loại Thuốc bổ tinh trùng tốt nhất hiện nay

Prolactin cao khi mang thai cần chú ý gì.

Prolactin cao trên mẹ không ảnh hưởng tới thai nhi trong thời kỳ mang thai.

Tuy nhiên cần đi khám tại bệnh viện hoặc trung tâm y tế để được bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn nên điều trị Prolactin cao trong thời kỳ mang thai hay không.

Đối với các u tuyến yên to, cần thăm khám làm các xét nghiệm để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất trong khoảng thời gian này.

Prolactin cao uống thuốc gì

Bạn nên đi khám trước khi sử dụng thuốc điều trị prolactin cao.

Thuốc Dostinex 0.5mg chứa hoạt chất cabergoline điều trị hiệu quả Prolactin cao.

Prolactin cao nên ăn gì

Bạn cần bổ sung thực phẩm giàu kẽm và vitamin B6 giúp chuyển hóa gảm mức Prolactin cao. Các thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao như hàu, tinh chất hàu.

Tinh chất hàu Oyster gold mua ở đâu
Tinh chất hàu Oyster gold có tốt không?

>> Tham khảo Tinh chất hàu Oyster gold mỹ bổ sung lượng kẽm lớn dễ hấp thu.

Nguồn thực phẩm tự nhiên chứa nhiều Vitamin B6 gồm bột ngũ cốc, mầm lúa mì, gan bò. Hạt hướng dương, cám, cà rốt, gạo nâu, đậu nành, rau bina, pho mát, đậu lăng, tôm, cá hồi, cá ngừ, gà .

Tham khảo thêm

http://www.youtube.com/watch?v=VPByAZ2i530&t=611s

Hotline:0904.831.672
Gọi Điện Ngay
Chát Zalo
Facebook